Giỏ hàng

Nét thú vị về hình tượng rắn trong văn hoá Việt Nam

Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam và nhiều cộng đồng người trên thế giới. Ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá dân gian cũng gắn liền với nhiều nét thú vị và khác biệt giữa các vùng, các quốc gia.

MỤC LỤC [Hiện]

    Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo (trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer Nam Bộ) với các vị vua khai quốc. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt với hai ý nghĩa chính là vật tổ và thuỷ thần.

    Ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá Việt

    Điểm đáng chú ý trong ý nghĩa hình tượng rắn của văn hoá người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng…

    Trước hết, rắn với biến thể là trăn có thể tìm thấy khá nhiều trong các câu chuyện cổ tích. Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”, mặc dù có nhiều dị bản khác nhau nhưng đều kể về một con trăn tinh (hay chằn tinh) tu luyện lâu năm chuyên đi hại người. Mỗi năm, dân làng phải nộp cho chằn tinh một mạng người, song cuối cùng nó bị tiêu diệt bởi chàng Thạch Sanh hiền lành, dũng cảm.

    Không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc trong lĩnh vực văn học, tích chuyện Thạch Sanh đánh chằn tinh hiện còn được lưu lại trong dòng tranh dân gian Đông Hồ.

    Con người nhìn chung là sợ rắn, và vì sợ nên con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn để mong rắn bảo vệ cho mình. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình.v.v...

    Việc xem rắn như là thuỷ thần gắn với những ý niệm về sông nước của cư dân nông nghiệp và tương đối phổ biến ở nhiều vùng, cho đến ngày nay vẫn còn chứng tích. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống….

    Ý nghĩa hình tượng rắn thuỷ thần có hai thuộc tính: tốt và xấu. Rắn là vị thần nước giúp mưa thuật gió hoà, mang điềm lành và báo điềm dữ. Rắn là con vật tinh quái phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Hình tượng con Chằn trong văn hoá người Khmer Nam Bộ vừa có vai trò bảo vệ con người nhưng đồng thời cũng đại diện cho tính ác, phá hoại cuộc sống bình yên của con người. Dù rắn có mang thuộc tính nào đi chăng nữa thì với cư dân vẫn một lòng kính trọng và thờ phụng.

    Ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá các nước trên thế giới

    Không chỉ ở Việt Nam, ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá các nước trên thế giới cũng vô cùng đa dạng. Đối với người Hindu, rắn được coi như thần thánh. Trong lễ hội, người ta chia gạo cho rắn với hy vọng tai ương sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ tới. Tín ngưỡng này còn được thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. 

    Trong quan niệm của người Ấn, người phụ nữ muốn có con thường phải nhận một con rắn hổ mang làm con nuôi.

    Với người Thái Lan, ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá là âm, là hồn của âm vật, là thần mẹ và trong nghệ thuật, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ được gắn với vẻ đẹp của rắn. Do vậy, người Thái không giết rắn một cách bừa bãi. Trong văn hoá tâm linh của họ, rắn là con vật linh thiêng, nó mang lại những may mắn cho con người. 

    Ở Trung Hoa, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến khá sớm thể hiện qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Các đền miếu thờ rắn ở Trung Quốc nhiều vô kể. Đặc biệt ở các tỉnh Triết Giang, Phúc kiến, Quảng Đông thuộc miền duyên hải Hoa Đông và vùng Lĩnh Nam Trung Quốc. 

    Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn.

    Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.

    Tượng rắn phong thuỷ mạ vàng rất thích hợp làm quà tặng sếp, khách VIP, đối tác quan trọng.

    Chính bởi những điều tốt đẹp đó mà ý nghĩa hình tượng rắn trong phong thuỷ cũng gắn liền với nước, lửa, linh hồn, sự quyết đoán và linh thiêng.

    Bởi vậy, rất nhiều người đã chọn bài trí những tượng rắn phong thuỷ trong nhà, phòng làm việc để hút thêm tài lộc kinh doanh. Bên cạnh đó, Rắn có khả năng bảo vệ gia chủ và các thành viên trong gia đình, giúp trừ tà khi, xua đuổi những vận đen không tốt đến với căn nhà.

    Để phù hợp với không gian làm việc sang trọng hay những căn phòng khách được thiết kế theo phong cách phú quý, cổ điển thì tượng rắn phong thuỷ mạ vàng được nhiều khách hàng ưa chuộng nhất. Tượng không chỉ giữ được ý nghĩa phong thuỷ nhờ thiết kế mềm mại, uyển chuyển, lột tả được khí chất của loài rắn mà còn được mạ vàng 24K sang trọng, rất phù hợp với xu hướng hiện đại.

    Hơn nữa, màu vàng cũng là màu cả cát khí nên phù hợp với phong thuỷ, giúp chủ nhân có thêm nhiều may mắn, tài lộc, đặc biệt phù hợp với những người tuổi Tỵ, hay những người nằm trong bộ tam hợp ở các tuổi Tỵ - Dậu - Sửu.

    Đây cũng là quà tặng mạ vàng cao cấp dành cho những khách VIP, đối tác quan trọng, quà tặng sếp độc đáo và ý nghĩa. 

    Với những ý nghĩa hình tượng rắn trong văn hoá Việt cũng như các nước trên thế giới, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về linh vật này. Nếu có nhu cầu mua tượng rắn phong thuỷ mạ vàng, đừng quên đến các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng nhé.

    Quốc Hải/ Golden Gift Việt Nam