Giải mã những bí mật ít ai biết về trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển của người Việt Cổ. Bởi vậy, rất nhiều người muốn tìm hiểu trống đồng Đông Sơn là di sản của nền văn hoá gì, trống đồng Đông Sơn được phát hiện vào năm nào.
MỤC LỤC [Hiện]
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng đất Tổ trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam, tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công nguyên.
Trống đồng Đông Sơn là di sản văn hoá, sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ
Những chiếc trống đồng Đông Sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và tỏa sáng trên lưu vực của sông Hồng nơi khai sinh ra dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng được ra đời từ nền văn hóa Đông Sơn - di sản lịch sử của văn hóa Việt Nam
Di sản ấy được cư dân người Việt cổ tạo dựng trên nền tảng sức mạnh nội sinh với những tri thức, kinh nghiệm về đúc đồng, làm thuyền, canh tác nông nghiệp được tích lũy qua ngàn năm.
Những chiếc trống đồng Đông Sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ.
Đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại 1 lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại đồi Khuôn Muồi, một ngôi làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu.
Trống đồng không chỉ là bảo vật của văn hóa Việt Nam mà còn là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi được hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và được tích tụ tinh hoa dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh.
Trống Đồng Đông Sơn được phát hiện vào năm nào?
Sự quan tâm đến những hiện vật đồng thau trong lịch sử Việt Nam đó được ghi chép từ rất sớm. Việc phát hiện sưu tầm những cổ vật giống như trống đồng, chuông đồng, tượng đồng của các vua chúa Việt Nam từng thấy ghi chép trong nhiều thần tích, thư tịch cổ.
Đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa có tấm biển gỗ khắc năm Bảo Hưng thứ 2 triều Tây Sơn (1802) ghi chép về việc phát hiện và đo đạc khảo tả chiếc trống đồng cổ đặt ở đền. Một số thư tịch cổ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn cũng từng nói đến các cổ vật bằng đồng.
Trong khoảng 80 năm dưới chính quyền bảo hộ Pháp cũng có nhiều cuộc sưu tầm những hiện vật bằng đồng thau. Di tích Đông Sơn được phát hiện từ năm 1924, do một người nông dân đi câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng lộ ra ở bờ sông Mã (Thanh Hóa) sau những cơn mưa to.
Từ năm 1976 cho đến nay, việc nghiên cứu văn hoá Đông Sơn vẫn được tiếp tục có hệ thống theo từng lưu vực các con sông. Nhiều nhóm hiện vật Đông Sơn có giá trị đã lộ ra từ lòng đất. Trống đồng Cổ Loa II được phát hiện cùng những hiện vật chứa trong lòng trống tìm được ở khu vực Mả Tre đã cho thấy vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị và hội tụ của kinh đô nước Âu Lạc. Phát hiện hơn hai chục chiếc trống Đông Sơn trên những quả đồi ven sông Hồng ở thành phố Lào Cai là đóng góp đáng kể cho sự hiểu biết về một trung tâm Đông Sơn ở đầu nguồn sông Hồng chảy vào đất Việt.
Tại lưu vực sông Mã di tích Đông Sơn được khai quật lần thứ ba. Số lượng trống Đông Sơn được phát hiện trong thời gian này tăng vọt. Khu vực sông Cả những di tích có tầm quan trọng như di tích Làng Vạc, Đồng Mỏm (Nghệ An) đã được khai quật lại hai, ba lần. Đáng chú ý là những trống đồng phát hiện ở Rú Quyết (Nghệ An) cho thấy văn hoá Đông Sơn vùng sông Cả cũng rất phát triển.
Đến nay, trống đồng Đông Sơn vẫn tiếp tục được các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm tòi, khai sáng để hậu thế hiểu rõ hơn về một thời đại rực rỡ của người Việt xưa.
Quà tặng lưu niệm Trống Đồng Đông Sơn mạ vàng
Là một trong những nhạc khí được xem là quốc bảo của Việt Nam, việc mô phỏng trống đồng Đông Sơn ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống. Trong đó, lĩnh vực quà tặng mạ vàng cao cấp cũng đưa hình ảnh trống đồng như một sự truyền bá văn hoá đến mọi người dân trong và ngoài nước.
Trống đồng lưu niệm mạ vàng là quà tặng ý nghĩa biểu trưng cho nét đẹp văn hoá thiêng liêng, quyền lực và trí tuệ.
Với nhiều năm kinh nghiệm chế tác quà tặng mạ vàng, Golden Gift Việt Nam đã tái hiện hình ảnh trống đồng Đông Sơn theo đúng chuẩn tỉ lệ và kích thước như ngoài đời thực. Bên cạnh đó, những hoa văn, hoạ tiết trên trống đồng cũng được chạm khắc tỉ mỉ, đúng nguyên mẫu, giữ được những nét văn hoá được ghi lại trên trống.
Ngoài ra, quà tặng còn được mạ vàng mang lại sự sang trọng, quyền lực, uy nghiêm cho một nhạc khí vốn được trân trọng bậc nhất trong nền văn hoá cổ đại.
Tặng trống đồng mạ vàng chính là trao gửi niềm tin văn hoá, sự nghiệp, sức khoẻ cho chủ nhân. Những khách hàng VIP, người nước ngoài... cực kỳ ưa thích món quà này.
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, Golden Gift Việt Nam đã chế tác trống đồng lưu niệm mạ vàng với nhiều kích cỡ khác nhau nhưng đều đảm bảo các hoa văn, hoạ tiết được giữ lại nguyên vẹn, sắc nét nhất.
Là một bảo vật mang khí phách dân tộc, Trống đồng lưu niệm mạ vàng cũng là tấm lòng tri ân, trân trọng của những người thợ làm nghề của Golden Gift Việt Nam.
Quốc Hải/ Golden Gift Việt Nam