Ý nghĩa thiêng liêng ngày Gia đình Việt Nam 28/6
Là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, ngày 28/6 hàng năm đã trở thành cầu nối yêu thương cho những hoạt động của các thành viên trong mỗi tổ ấm.
MỤC LỤC [Hiện]
Với mỗi người gia đình luôn là 2 từ thiêng liêng để mỗi khi mệt mỏi có thể dựa dẫm, trở về. Năm 2024 này, hãy dành những phút giây quý giá để cùng gia đình thân yêu trải qua những kỷ niệm thật đẹp.
Nguồn gốc ngày Gia đình Việt Nam
Nguồn gốc ngày gia đình Việt Nam bắt nguồn từ việc tư tưởng xem gia đình là tế bào của xã hội, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người nói riêng, đất nước nói chung. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình, bác khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Theo lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Qua đó, quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, nguồn gốc ngày gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, ý nghĩa của ngày này là như thế nào? Hãy cùng Golden Gift Việt Nam tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.
Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Ý nghĩa ngày gia đình Việt Nam còn nằm ở chỗ, đây cũng là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
Kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam, những người con thường trở về vui vầy cùng bố mẹ, ông bà. Các gia đình cũng thường có những hoạt động tập thể để tăng tình cảm giữa các thành viên. Trong ngày này, những quà tặng cho người thân cũng được nhiều người lựa chọn.
Tranh chữ Cha Mẹ mạ vàng - Quà tặng ý nghĩa gửi đến cho bậc sinh thành
Trong đó, quà tặng dành cho các bậc sinh thành thường chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Những bức tranh mạ vàng như tranh chữ Cha, tranh chữ Mẹ, bộ tranh Phúc Lộc Thọ, hay tranh đôi đũa mạ vàng thể hiện tình cảm gia đình sum vầy, đầm ấm được nhiều khách hàng chọn mua.
Sở dĩ, quà tặng mạ vàng được nhiều người ưa thích bởi không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, các quà tặng còn được mạ vàng sang trọng. Bên cạnh đó, ý nghĩa thể hiện tình cảm gia đình trong từng bức tranh cũng được lồng ghép khéo léo tạo nên giá trị vững bền qua thời gian. Để có thêm những lựa chọn khác, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những quà tặng ý nghĩa ngày gia đình Việt Nam.
Sự kiện này đang tới gần, hãy chuẩn bị những lời chúc ý và quà tặng ý nghĩa nhân ngày gia đình Việt nam để tạo nên sự bất ngờ cho các thành viên nhé.
Minh Tâm/ Golden Gift Việt Nam