Giỏ hàng

Trân trọng ý nghĩa loài hổ trong văn hoá dân gian Việt Nam

Người ta thường gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông hổ, ông ba mươi. Ý nghĩa loài hổ trong văn hoá dân gian Việt Nam cũng gắn liền với sự tôn trọng đó.

MỤC LỤC [Hiện]

    Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ,  đó không phải chỉ để biểu tượng cá tính. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa nhân đạo, quyền uy, ngay ngắn

    Ý nghĩa độc đáo của loài hổ trong văn hoá dân gian Việt Nam

    Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú tính của một động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh.

    Tại Việt Nam, những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2500 đến 3000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con hổ. Điều này cho ý nghĩa hổ trong văn hoá Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng. Hổ còn được nhân dân thờ và những bức tranh thờ Hàng Trống đã trở thành mẫu mực trong tranh Việt Nam. Con hổ còn xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm mỹ thuật Việt Nam.

    Câu chuyện về Hùm thiêng Yên Thế nhắc chúng ta về lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám. Truyện Trí khôn của ta đây nhắc về câu chuyện trí tuệ chiến thắng sức mạnh. Tục ngữ "Hổ dữ chẳng nỡ ăn thịt con" nói về tình yêu bao la cha mẹ dành cho con và trong năm mới, ai ai mũng mong muốn con cháu giỏi giang, làm vinh hiển gia đình, đất nước như câu: "Hổ phụ sinh hổ tử".

    Trong ngôn ngữ, nghệ thuật, người ta vẫn dùng đến hình ảnh con hổ với nhiều tác phẩm nổi tiếng có sự hiện diện của loài hổ. Trong một số lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vực quân sự thời hiện đại lại có sự hiện diện rất lớn của hình ảnh con hổ với biểu tượng về sức mạnh của các đơn vị vũ trang, các loại vũ khí. 

    Không chỉ có ý nghĩa hổ trong văn hoá, trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán học tử vi, gắn với Nam Á nên quả nhiên ở vùng này có rất nhiều từ để gọi hổ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, GĐ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: "Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng khí của trục Dần Thân đầy sức chi định".

    Tại sao nên bài trí tượng hổ phong thuỷ mạ vàng trong nhà?

    Với những ý nghĩa loài hổ trong văn hoá Việt Nam, tượng hổ cũng mang trong mình những ý nghĩa quan trọng về phong thuỷ. Trong đó, tượng hổ mạ vàng mang tinh chất Kim mang cát khí rất lớn. Là vật khí của công danh, tài lộc và quyền lực. Mang nguyên khí Kim là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc, học hành thi cử. 

    Hổ không ngần ngại bất cứ một cuộc chiến nào và không bao giờ thất bại do đó linh khí từ tượng sẽ có sức mạnh phù trợ cho gia chủ làm ăn, buôn bán phát đạt, đánh đâu thắng đó.

    Tượng hổ phong thuỷ mạ vàng uy dũng, oai hùng và có ý nghĩa phong thuỷ độc đáo.

    Tượng hổ phong thuỷ mạ vàng được Golden Gift Việt Nam chế tác khắc hoạ sống động vẻ mềm mại uyển chuyển nhưng cũng vô cùng dũng mãnh của chúa sơn lâm. Việc mạ vàng 24K càng khiến sự uy nghiêm, linh thiêng của linh vật này tăng lên gấp bội, giúp ý nghĩa phong thuỷ phát huy tốt hơn.

    Quà vàng cực kỳ thích hợp để bạn tặng sếp, khách hàng, đối tác VIP hay những người tuổi Dần, bởi bên cạnh ý nghĩa phong thuỷ, vàng cũng là biểu tượng của sự giàu có, sang trọng.

    Để phát huy ý nghĩa tượng hổ trong phong thuỷ, bạn nên đặt tượng hổ mạ vàng trên bàn làm việc, đầu hổ hướng ra ngoài giúp cho công việc kinh doanh của bạn phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường

    Với những thông tin về ý nghĩa hình ảnh hổ trong văn hoá Việt Nam, hẳn bạn đã biết thêm thông tin về loài vật này trong đời sống hàng ngày cũng như phong thuỷ. Đừng quên những món quà tặng hổ mạ vàng rất ý nghĩa với những người tuổi dần hay năm hổ nhé.

    Quốc Hải/ Golden Gift Việt Nam